Lịch sử Người Nhật tại Việt Nam

Thời kỳ trung đại

Chùa Cầu, một kiến trúc chùa cầu người Nhật xây dựng tại Hội An.
Bài chi tiết: Nihonmachi

Trong một khoảng thời gian ngắn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, hoạt động của người Nhật ở khu vực Đông Nam Á và lân cận bùng nổ. Nhiều cộng đồng Nhật Bản lớn đáng kể, được gọi là Nihonmachi trong tiếng Nhật, những nơi họ có những ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị.[2] Một trong những cộng đồng này cư trú tại Hội An thuộc quyền cai quản của các Chúa Nguyễn, Miền Nam Việt Nam.[3] Cộng đồng người Nhật ở đây khá là bé, bao gồm chừng vài chục hộ.[4]

Trong thế kỷ 17, cộng đồng người Nhật Bản ở Hội An dần dần nhỏ lại và biến mất, pha trộn vào cộng đồng người Việt ở địa phương. Việc hôn phối không chỉ diễn ra trong cộng đồng Nihonmachi, mà còn giữa người Nhật và người Việt (trong đó có trường hợp hôn phối với quý tộc chúa Nguyễn). Việc này có bằng cớ thông qua các ghi chép, bia mộ, và các bằng chứng liên quan khác. Hậu duệ của các gia đình này vẫn giữ các tín vật liên quan tới mối liên kết của họ đối với Việt Nam.[5]